Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /www/wwwroot/cap2-3minhhung.edu.vn/includes/countries.php on line 435
Kế hoạch kiểm tra học kỳ I - Năm học 2023-2024 - Trường THCS-THPT Minh Hưng

Kế hoạch kiểm tra học kỳ I - Năm học 2023-2024

Kế hoạch kiểm tra học kỳ I - Năm học 2023-2024
Kế hoạch kiểm tra học kỳ I - Năm học 2023-2024
SỞ GDĐT BÌNH PHƯỚC                               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM       
TRƯỜNG THCS-THPT MINH HƯNG                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                     
Số 200/KHKT-THCSTHPTMH                      Minh Hưng , ngày 10 tháng 12 năm  2023
    
 
KẾ HOẠCH KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023 - 2024   
 
Căn cứ thông tư 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 08 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình dạy học cấp THCS,THPT;
Căn cứ Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 của của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường ;
Căn cứ Công văn số 2848/SGDĐT-GDTrH ngày 29/08/2023 của Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên năm học 2023-2024;
Trường THCS-THPT Minh Hưng lập Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá học kỳ I năm học 2023-2024, cụ thể như sau:
I. Tổ chức kiểm tra, đánh giá học kỳI.
1. Mục đích, yêu cầu
a. Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên một cách khách quan, nghiêm túc. Qua đó giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy và học để đáp ứng yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng lớp học theo quy định.
b. Tổ chức coi kiểm tra nghiêm túc, bảo đảm kết quả làm bài của học sinh mang tính khách quan, phản ánh đúng chất lượng thực của học sinh.
c. Việc biên soạn đề kiểm tra, đánh giá thực hiện theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT.
d. Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT theo đúng Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với lớp 9; Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2020 của Bộ GD&ĐT về việc Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trong học phổ thông đối với lớp 6;7;8;10;11
2. Thời gian tổ chức kiểm tra:
- Tuần 16, 17 theo khung PPCT, thi tập trung (có lịch thi cụ thể).
+ Tuần 16 thi các môn: Thể Dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, QPAN, GDĐP, HĐTNHN theo lịch của GVBM.
+ Tuần 17: thi các môn còn lại theo lịch của nhà trường
3. Hình thức tổ chức kiểm tra:
           Kiểm tra trực tiếp trên lớp
4. Môn kiểm tra:
- Thực hiện kiểm tra đối với tất cả các môn học đối với các khối lớp theo qui định.
          + Đối với khối lớp 6;7;8: Có các môn học và HĐGD gồm Toán; Khoa học tự nhiên; Lịch sử và địa lí; Ngữ văn; Tiếng anh; Giáo dục thể chất; Giáo dục công dân; Nghệ thuật; Giáo dục địa phương; Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; Tin học; Công nghệ.
          + Đối với khối 9: Có các môn học Toán; Vật lí; Hóa học 8,9; Sinh học; Lịch sử;  Địa lí; Ngữ văn; Tiếng anh; Thể dục; Giáo dục công dân; Âm nhạc; Mĩ thuật; Công nghệ.
+ Đối với khối 10,11: các môn đã học theo từng lớp, không tổ chức kiểm tra chuyên đề.
5.  Nội dung, hình thức, thời gian ra đề kiểm tra, đánh giá:
* Nội dung:
- Không kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu.
- Kiểm tra, đánh giá những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng của học sinh trong phạm vi môn học, bám sát và vận dụng linh hoạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức và kỹ năng được xác định trong chương trình và sách giáo khoa của mỗi môn học, lời văn, câu chữ rõ ràng, không sai sót.
- Bài kiểm tra, đánh giá phải phân loại được trình độ, năng lực của học sinh, phù hợp tâm sinh lý học sinh và thời gian quy định đối với từng môn học.
- Bài kiểm tra, đánh giá gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) ở 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao; tỉ lệ các câu hỏi và bài tập theo các mức độ trên phải phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao.
* Hình thức: ra đề theo qui định hiện hành
* Thời gian làm bài kiểm tra
- Môn Ngữ văn, Toán: 90 phút;
- KHTN 6,7,8; Lịch sử - địa lí 6;7,8, Tiếng Anh 6,7,8,10,11: 60 phút
- Các môn còn lại: 45 phút
6. Tổ chức ra đề và giới hạn ôn tập.
* Ôn tập
- Giáo viên phụ trách giảng dạy các khối lớp, thống nhất xây dựng đề cương ôn tập cụ thể cho từng môn.
- Giáo viên hướng dẫn nội dung ôn tập trong phạm vi chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (lưu ý: Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm)
- Gửi đề cương ôn tập cho học sinh chậm nhất ngày 16/12/2023
* Ra đề
- Giáo viên phụ trách giảng dạy các môn theo PPCM ra đề các môn học của các khối lớp cùng thống nhất nội dung, thực hiện theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT, Công văn số 2867/SGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2021 của Sở GD&ĐT về việc biên soạn đề kiểm tra định kỳ cấp THCS năm học 2021-2022.
- Giáo viên ra đề, biểu điểm, đáp án cần bám sát vào phân phối chương trình  bảo đảm yêu cầu của từng môn học trong chương trình bậc học. Đề ra đúng trong quy định chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, giới hạn (lưu ý không ra trong phần giảm tải), ra theo tinh thần đổi mới, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, tích hợp liên môn.
- Đề kiểm tra, đánh giá phải được tổ trưởng tổng hợp theo qui định nộp về Hiệu trưởng chậm nhất ngày 15/12/2023
- Đề kiểm tra phải được đảm bảo tính bảo mật.
- Các môn Thể Dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, QPAN, GDĐP, HĐTNHN, GVBM giảng dạy sẽ thống nhất hình thức, đề kiểm tra.
- Các  môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh mỗi giáo viên tham gia giảng dạy ra đề gồm 4 mã đề.
* Lưu ý: Tất cả các ma trận, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm phải được tổ chuyên môn lưu hồ sơ theo qui định.
7. Đánh giá kết quả
- Các môn học/hoạt động giáo dục được tổ chức kiểm tra và đánh giá thông qua điểm số hoặc nhận xét theo qui định.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh THCS theo quy định :
+ Đối với học sinh từ lớp 9: Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT .
 + Đối với học sinh lớp6,7,8,10,11: Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định kiểm tra đánh giá học sinh THCS.
8. Tổ chức thực hiện
* Đối với Ban giám hiệu
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể.
- Phân công giáo viên ra đề, duyệt đề, phân công coi thi…
* Đối với các tổ chuyên môn
- Phân công giáo viên ra đề kiểm tra
- Tổng hợp đề kiểm tra theo qui định, đảm bảo nội dung – hình thức.
* Đối với GVCN
- Thông báo kế hoạch kiểm tra cho học sinh.
- Nhắc nhở, đôn đốc học sinh ôn tập, tham gia thi đầy đủ
- Hoàn thành các biểu mẫu báo cáo theo qui định.
* Đối với GVBM
- Thông báo lịch kiểm tra đến học sinh.
- Tổ chức ôn tập, ra đề theo kế hoạch.
- Đảm bảo tính công bằng, khách quan trong kiểm tra.
- Theo dõi, cập nhật điểm sau kiểm tra.
 Trên đây là kế hoạch kiểm tra học kì I năm học 2023 – 2024 của trường THCS&THPT Minh Hưng, các tổ chuyên môn và giáo viên căn cứ để thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu (để báo cáo);
- Tổ chuyên môn (để thực hiện);
- Lưu: CM, VT./.
 
 
   Người lập
P. Hiệu trưởng
 
 
Đỗ Thị Mai Hoa
 
 

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Mai Hoa

Nguồn tin: BGH